Xã
hội ngày càng phát triển, đâu đó việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
còn bị xem nhẹ.
Là địa phương giàu truyền thống văn hóa nên Diễn Châu đã có cách làm riêng đó
là đưa các nội dung về bảo tồn văn hóa, di tích thành các quy định trong các
hương ước làng xã, tạo được sự quan tâm của cả cộng đồng cùng chúng tay giữ gìn
nét đẹp văn hóa truyền thống.
Thôn Vân Tập, xã Minh
Châu có các công trình truyền thống về văn
hóa, lịch sử rất lâu đời như Đền Lùm, Nhà Thánh, Giếng Thần nổi tiếng, đi kèm với
đó là các lễ hội, nghệ thuật truyền thống khá phong phú. Theo đó trong xây dựng
bản hương ước gồm 5 chương 30 điều, Ban cán sự thôn Vân Tập đã chú trọng đến nội
dung giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phong tục tập quán
của cha ông để lại. Ông Nguyễn Trọng Lộc - Thôn trưởng thôn Vân Tập xã Diễn
Bình cho biết: Bằng việc phát huy sức mạnh cộng đồng, Thôn đã phục dựng được
các di tích lịch sử, phát triển được phong trào hát dân ca ví giặm và ca trù,
nhất là truyền thống hiếu học ngày càng lan tỏa.
Ông Nguyễn Trọng Lộc nói:
Hương ước thay đổi, làm răng cho con cháu
học hành phát huy phong trào nối bước của cha ông trước để tu dưỡng đạo đức,văn
hóa, tình làng nghĩa xóm ở thôn Vân Tập nên từ chỗ đó công tác tổ chức để mà
khâu đoàn kết, duy trì.

Khi xây dựng hương ước thôn Vân Tập đã chú trọng
đến nội dung giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phong tục
tập quán của cha ông để lại
Là
địa phương vùng biển, nên các phong tục, tín ngưỡng của người dân Diễn Ngọc rất
phong phú. Để bảo tồn hoạt động văn hóa truyền thống này, hàng năm xã Diễn Ngọc
đều hướng dẫn các xóm bổ sung những điều khoản quy định vào bản hương ước, ưu
tiên phục dựng lại lễ hội Cầu Ngư, đền thờ cá Voi Ông nhằm đáp ứng nhu cầu tâm
linh, gửi gắm khát vọng của người dân về
đánh bắt an toàn, đạt sản lượng đạt cao.
Ông
Phạm Văn Mịnh - xóm Ngọc Minh xã Diễn Ngọc chia sẻ: Hàng năm cứ bổ sung vào
hương ước của xóm, những nét đẹp và cổ truyền của người dân địa phương, đây
cũng là 1 vấn đề tâm linh của người dân đối với đền, miều về văn hóa tâm linh để
người dân có trách nhiệm bảo tồn gìn giữ văn hóa nét đẹp của miều Ngư ông trên
địa bàn của xóm.

Lễ cầu ngư
tại xã Diễn Ngọc, được đưa vào trong qui định của xã Diễn Ngọc
Đến cuối năm 2019, Diễn Châu sát nhập từ 449 xóm, khối xuống còn 288 xóm,
khối. Sau sáp nhập cùng với việc ổn định đời sống kinh tế- xã hội, quốc phòng
an ninh thì tất cả 288 xóm, khối đã khẩn trương xây dựng hương ước mới, trong
đó có 30% số xóm đã được thẩm định phê duyệt và đi vào thực hiện. Điểm mới
trong các bản hương ước, đó là có nhiều quy định về bảo vệ và phát huy các giá trị của các
di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật truyền
thống, các nếp sinh hoạt đặc trưng của
từng vùng, miền, phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc.
Ông Nguyễn Nhã Sơn - Trưởng Phòng VHTT huyện Diễn Châu trao đổi: Trong nội dung các hương ước, quy ước nhấn mạnh về đời sống văn
hóa, tinh thần của bà con nhân dân, đảm bảo các quy định của pháp luật được thực
hiện tại cộng đồng dân cư của xóm . Trong đó yêu cầu giữ gìn và phát huy các
phong tục tập quán, nếp văn hóa phù hợp .

Hiện nay, trên địa bàn huyện Diễn Châu hương ước của các thôn
xóm đều có quy ước về giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, di tích lịch sử...
Việc đưa các giá trị văn hóa, di tích lịch sử vào các hương
ước, quy ước sẽ góp phần thấm sâu các giá trị truyền thống vào đời sống - trong
từng người dân, từng gia đình và cộng đồng. Từ đó, góp phần quan trọng để bảo tồn
các di sản văn hóa tại các làng quê ở Diễn Châu.
Mai Sao – Lê Đồng
Trung tâm
VHTT&TT Diễn Châu
|