Tết đến, xuân về là dịp
để mọi người thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên, và sum vầy bên nhau
chào đón năm mới. Với người dân vùng biển Diễn Châu, đón tết và vui xuân là dịp
bà con thực hiện những phong tục độc đáo riêng liên quan đến nghề nghiệp làm ăn
trên biển, thể hiện đựơc ý thức tri
ân, đoàn kết và khát vọng no đủ, thanh bình trong năm mới.
Với người dân miền biển, tết
không chỉ dành cho bản thân mà còn dành cho người bạn gắn bó với mình trong
những chuyến ra khơi. Vì vậy, năm nào chủ tàu Ngô Trí Đông, xã Diễn Ngọc cũng
thực hiện phong tục “tri ân người bạn
cùng vượt sóng”. Những cái bắt tay thật chặt, vồn vã, những câu chúc mộc mạc,
chân chất như cách “ăn sóng nói gió” của người vùng biển. Liên hoan đầu năm
không chỉ để kể chuyện làm ăn mà còn khẳng định sự gắn kết, chia sẻ khó khăn,
thuận lợi giữa chủ và các bạn thuyền, quyết tâm cho cho một năm vươn khơi thắng
lợi.


Chủ tàu Ngô Trí Đông, xã Diễn Ngọc cũng thực hiện phong tục “tri ân người bạn
cùng vượt sóng”
Ông
Ngô Trí Đông – xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An chia sẻ: “Anh em gắn bó trên biển, vất vả, khó nhọc, chủ lo công lương cho anh em
đầy đủ tình cảm nên cũng triệu tập anh em hôm nay tổ chức cho anh em bữa cơm
thân mật theo truyền thống bà con vùng
biển hàng năm như vậy. Bà con gắn kết với chủ thì rất thuận lợi, công việc quen,
sẵn sàng ra khơi bất cứ lúc nào”.
Như
cách để tiếp thêm động lực, quyết tâm bám biển, động viên bà con nêu cao tinh
thần đoàn kết, trách nhiệm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc nên ngày mồng 1 tết, tại đền thờ miếu cá Ông, nơi cửa biến chứng kiến
tàu ra vào tấp nập, chính quyền xã Diễn Ngọc hàng năm đều thực hiện phong tục tặng
cờ Tổ quốc cho tất cả 450 chủ tàu cá. Phong tục mang ý nghĩa cao đẹp trong ngày
đầu của mùa biển mới, như gửi gắm sự tin tưởng, kỳ vọng, niềm tự hào dân tộc của
chính quyền địa phương cũng như ngư dân.


Xã Diễn Ngọc hàng năm đều thực hiện phong tục tặng cờ Tổ quốc
cho tất cả 450 chủ tàu cá
Ngư dân Hoàng Văn Nam – xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An
phấn khởi nói: “Được
tặng cờ Tổ quốc cho tàu thu mua 126 thu mua trên biển, để mình canh giữ biển
đào Trường Sa, Hoàng Sa. Được tặng cờ Tổ
quốc thì cảm thấy danh dự và hạnh phúc. Hy vọng năm mới ra khơi tàu bè gặp nhiều
may mắn”.
Theo phong tục truyền thống của ông cha ta “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. ngày này, ngư dân sẽ tranh thủ chúc tết nhanh
lần lượt từ người thân đến bạn bè, xóm giềng rồi chọn ngày tốt làm lễ cúng xuống tàu, mở hàng
xông biển đầu năm mới, cho tàu chạy ra vài ba hải lý, thả mẻ lưới lấy may đầu
năm. Với đặc thù luôn phải đối mặt với
nhiều bất trắc khi lênh đênh trên biển cả nên các nghi lễ được ngư dân
thực hiện chu đáo, thành tâm và trang nghiêm thể hiện
khát vọng được bình yên trong cuộc sống.

Ngư dân Phạm Văn Thắng – Xã Diễn Bích, Diễn
Châu chọn ngày tốt làm lễ
cúng xuống tàu, mở hàng xông biển đầu năm mới
Ngư dân Phạm Văn Thắng – Xã Diễn Bích, Diễn Châu, Nghệ An cho
biết: “Đầu xuân năm mới là chọn
ngày xuất bến mở hàng, lưới chài ra nhúng lưới, mồng 2, 3, 4 tùy , nhúng lưới
xong là về, chọn ngày xong là kêu anh em đi làm ăn, bốc đá, dầu là ra khơi chới
không đi lộng như trước”.
Mỗi làng biển Diễn Châu đều có những tập tục, những loại hình
văn hóa độc đáo và đặc sắc mang đậm “Dấu ấn biển”như lễ cầu ngư, thờ cá voi, lễ
dời sao, tục xông biển và rất nhiều trò chơi dân gian. Năm nay để phù hợp với
điều kiện phòng chống dịch Covid-19, các hoạt động được tổ chức với quy mô phù
hợp chủ yếu tại các gia đình, tổ dân cư và xóm. Những
phong tục này không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự
hưng thịnh của cả làng cá, trở thành niềm tin ăn sâu bám rễ vào trong mỗi
người dân biển.
Với đời sống tinh thần phong phú, ngày xuân nơi làng biển dù “Đầu
sóng ngọn gió” nhưng thật yên mình. Mọi lo toan cho cuộc sống tạm được gác lại,
nhường chỗ cho niềm vui, đoàn viên sum vầy với những ước mơ, dự định tươi sáng
trong năm mới.
Mai Giang – Lê Đồng Trung tâm VHTT&TT
Diễn Châu
|